Nước luộc rau muống màu xanh sẫm có nên ăn? Nhận biết rau muống nhiễm hóa chất cực dễ chỉ bằng một mẹo nhỏ

Nhiều người không dám dùng nước luộc rau muống khi chuyển sang màu xanh sẫm bởi nghi ngờ còn dư thuốc trừ sâu, hóa chất.

Vì sao rau muống luộc có màu xanh sẫm

Rau muống chứa nhiều chất diệp lục Chlorophyll, một este có cấu trúc hình bông hoa với nhân Mg2+ có khả năng phản ứng với kiềm, axit và bị tác động bởi nhiệt độ tạo nên màu sắc khác nhau.

Hơn nữa, Chlorophyll có thể thay thế nhân bằng ion kim loại khác như AI 3+, Cu, Pb... để tạo nên phức chất bền nhiệt và màu sậm hơn.

Nước luộc rau muống màu xanh sẫm có nên ăn? Nhận biết rau muống nhiễm hóa chất cực dễ chỉ bằng một mẹo nhỏ-1
Nước luộc rau muống xanh sẫm khi để lâu trong nồi.

Khi luộc rau muống bằng nồi nhôm, inox (vốn có ion AI 3+ và Cu trong cấu trúc nồi) có thể thay thế nhân Mg. Nếu để nước rau muống lâu trong nồi (khoảng trên 30 phút) có thể gây ra phản ứng giữa chất diệp lục với với kim loại tạo nên phức chất có màu lục đậm (xanh sẫm hoặc nâu đen).

Còn khi phản ứng với axit, chất diệp lục sẽ biến đổi màu từ vàng đến hơi ngả đỏ nhẹ. Đó là lý do vì sao khi vắt chanh hoặc dầm sấu vào nước rau muống luộc lại thấy hiện tượng đổi màu thành nước trong, hanh vàng nhẹ.

Ngoài ra, nếu để ý kỹ theo mùa khác nhau, nước luộc rau muống cũng có sự khác nhau. Vào mùa hè nếu rau được tiếp xúc nhiều với nước mưa có tính axit và ánh sáng cây nhận được nhiều nên sản sinh diệp lục giảm. Vì thế nước luộc rau trong và sáng màu hơn.

Còn mùa đông, độ Ph của nước nhiều yếu tố kiềm hơn do ít hòa tan được CO2 trong nước, rau muống phải tăng diệp lục tố để quang hợp nên nước luộc rau sẫm màu hơn.

Cách nhận biết rau muống an toàn và nhiễm hóa chất

Khi thấy nước rau muống có màu xanh sẫm hoặc nâu đen, người dùng không nên lo lắng quá. Bởi hiện tượng này chưa hẳn là chứa thuốc trừ sâu hay hóa chất. Bạn cần làm các phép thử và nhận diện độ an toàn như sau.

Theo các chuyên gia, khi dùng chanh vắt vào nước rau muống luộc, nước sẽ chuyển màu từ xanh sang vàng hoặc đỏ. Nếu vắt chanh, dầm sấu vào nước luộc rau đang màu xanh sẫm hoặc nâu đen mà chuyển sang màu trong, hanh vàng hoặc hơi ngả đỏ nhẹ là an toàn, sử dụng bình thường.

Nếu vắt chanh hoặc thêm chất chua vào mà nước vẫn không thay đổi màu, vẫn xanh sẫm hoặc nâu đen thì khả năng có thể rau bị nhiễm dư lượng nitrat cao (phân bón lá) hoặc nhiễm chì.

Thêm vào đó, nước rau có mùi lạ, nổi váng ở bề mặt. Khi gặp trường hợp này, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất không nên sử dụng.

Nước luộc rau muống màu xanh sẫm có nên ăn? Nhận biết rau muống nhiễm hóa chất cực dễ chỉ bằng một mẹo nhỏ-2

Trong nước rau muống luộc có chứa Ca(OH)2, chất diệp lục được xem như chất chỉ thị màu. Nước chanh lại chứa axit hữu cơ – axit citric chiếm 8% hàm lượng khô trong quả chanh, khi cho nước chanh vào nước rau muống sẽ làm đổi tính axit của rau. Điều này khiến nước sẽ chuyển từ xanh sang màu đỏ là điều rất bình thường.

Khi rau muống bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng, những chất độc tồn đọng trong thân hay lá rau sẽ làm cho nước rau không chuyển màu như trên khi cho nước chanh vào. Đây là dấu hiệu nhận biết rau muống có sạch hay không, có nhiễm chất độc hay không.

Cách nhận biết rau muống sạch, rau muống bẩn

Phân biệt rau muống sạch nhờ thành phẩm sau chế biến

Theo thông tin trên Lao Động, rau muống chứa chất kích thích khi chế biến nên thường có vị chát, mùi hắc. Ngược lại, rau muống sạch lại rất xanh, vị giòn, thanh mát tự nhiên. Ngoài ra, một số chị em nội trợ cũng mách cách phân biệt rau muống sạch và rau muống có hóa chất thông qua nước luộc.

Nếu rau chứa nhiều đạm thì nước thường đen, mặc dù vắt chanh nhưng cũng rất khó để chuyển màu xanh như rau sạch.

Nước luộc rau muống màu xanh sẫm có nên ăn? Nhận biết rau muống nhiễm hóa chất cực dễ chỉ bằng một mẹo nhỏ-3

Nhận biết qua mùi vị

Rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Trong khi đó rau muống thường vị ngọt mát, nước luộc rau cũng trong.

Nhận biết thông qua hình dáng bên ngoài

Nếu bị phun quá nhiều hóa chất, rau muống thường sẽ có thân to hơn bình thường, lá đen, giòn. Loại rau này rất dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra.

Buổi sáng, khi mua rau, bạn có thể thấy nó còn rất xanh tươi, ngon mắt nhưng để đến tối đã bị úa vàng. Thậm chí, chúng còn có thể bị thối nát và không thể ăn được nữa.

Nhận biết thông qua màu sắc

Khi mua bất kể loại rau gì chúng ta đều muốn chọn bó rau xanh non mơn mởn. Khi chọn mua rau muống chị em nhớ không nên chọn rau có lá màu xanh đậm. Những mớ rau có lá màu xanh đậm rất có thể là do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì.

Nếu rau muống nhiễm chì chúng thường có thân hình to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.

Cách chọn rau muống ngon và an toàn

Rau muống chọn ngọn nhỏ, hơi cứng, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu.

Khi rửa rau nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, hóa chất theo dòng nước.

Theo Sức Khỏe Và Đời Sống 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nuoc-luoc-rau-muong-mau-xanh-sam-co-nen-an-nhan-biet-rau-muong-nhiem-hoa-chat-cuc-de-chi-bang-mot-meo-nho-172240412204513206.htm?fbclid=IwAR3iZpi4mL9DXvsuuiqtR-NKRBWq_2QWj2rVaZHSSGxzYpzTIiw51PjDTLM_aem_AcZe6sDJp4CUHPQI6g1xWj8DKBpOOP5SIjY_G19ZFXH5vc1hYvzhgGVHwYeYuJ3_4xiXx5a4RWArEnoGiXSarZ5h

thực phẩm sạch thực phẩm bẩn mẹo vặt

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao