5 nhóm người tuyệt đối không nên ăn gan lợn để bảo vệ sức khỏe

Mặc dù gan lợn được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung sắt cho cơ thể, nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của một số nhóm người sau.

Gan lợn là thực phẩm tốt cho cơ thể nhất là người thiếu máu, suy nhược cơ thể. Gan lợn chế biến được nhiều món khác nhau như xào, nấu cháo, luộc.

Loại thực phẩm này có tác dụng bồi bổ sức khỏe vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 6.000mcg vitamin A. Ngoài ra, gan lợn còn chứa nhiều thành phần vitamin nhóm B, D, nicotilic, axit folic…

Trong đó, vitamin A rất tốt cho cơ thể, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp tế bào hoạt động trơn tru, tăng cường hệ miễn dịch. 

Bên cạnh đó lượng vitamin C và Selen phong phú của gan lợn giúp bạn chống lại sự oxy hoá. Bổ sung sắt cho những người bị thiếu máu, suy nhược, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt ăn gan lợn cũng rất tốt.

5 nhóm người tuyệt đối không nên ăn gan lợn để bảo vệ sức khỏe-1

Tuy gan lợn là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng có thể là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại cho sức khoẻ.

Vì gan là bộ phận chuyển hóa các chất độc hại của cơ thể nên khi nó bị bệnh sẽ chứa nhiều chất độc, mầm bệnh nếu ăn phải loại gan này.

Do đó, khi ăn gan lợn cần chú ý mua những miếng gan tươi ngon, không có những màu sắc bất thường (màu quá thâm, vàng, có đốm trắng, vàng,…). Hơn nữa gan lợn cũng chứa rất nhiều mỡ do đó có nhiều người nếu ăn gan lợn thì rất hại.

Phụ nữ mang thai

Gan lợn rất giàu vitamin A và có thể gây hại đến thai nhi như gây quái thai, dị tật thai nhi, ... Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan và các sản phẩm từ gan, tốt nhất chỉ nên ăn 1 – 2 lần / tháng.

Người có mỡ máu cao

Theo các nghiên cứu, trong 100g gan lợn có chứa 21,3g protein, 25mg sắt, hàm lượng cao vitamin A, ... Hàm lượng protein và chất béo cao trong loại thực phẩm này khiến cho người có mỡ máu cao nếu ăn phải sẽ làm tăng nồng độ mỡ máu, khiến bệnh diễn biến nặng hơn.

Người bị tăng huyết áp

Bệnh này thường do hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao và cần phải có chế độ ăn uống lạnh mạnh, hạn chế đạm và chất béo.

Vậy những người bị tăng huyết áp ăn nhiều gan lợn có tốt không? Người tăng huyết áp nên kiêng ăn nội tạng động vật, trong đó có gan lợn, chất béo và đường để duy trì huyết áp ổn định, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

Người có bệnh lý ở gan

Tế bào gan có nhiệm vụ chuyển hóa chất độc và chất dinh dưỡng trong thức ăn. Gan lợn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo, vì vậy sẽ tăng gánh nặng cho gan, tế bào gan sẽ phải vất vả hơn để chuyển hóa các chất. Điều này sẽ không tốt cho tế bào gan đang không khỏe.

Người có bệnh gout

Bệnh gout đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa protein dẫn đến tăng lượng acid uric trong máu.

Hay nói cách khác, bệnh gout do sự dư thừa đạm gây nên. Vì vậy, người bệnh gout không nên ăn thực phẩm có chứa gốc purin như phủ tạng động vật (100g gan lợn có chứa 300mg purin).

Những lưu ý khi ăn gan lợn

Không ăn nhiều gan lợn

Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều gan trong một lần ăn hoặc ăn gan trong thời gian dài sẽ khiến cho lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá gây nên nhiều căn bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch...

Không ăn cùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Trong gan lợn chứa một lượng lớn hàm lượng nguyên tố đồng. Nguyên tố này kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C bị oxy hóa mất đi chức năng ban đầu.

Theo đó, nếu xào gan lợn với giá đỗ vì trong đỗ có nhiều vitamin C sẽ khiến cho giá đỗ bị mất đi gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng.

Không ăn khi chế biến chưa kỹ

Trong gan có chứa rất nhiều độc tố, một phần do lượng chất độc trong thức ăn đem vào cơ thể còn tồn dư, một phần là do chức năng gan là mơi giải độc nên nhiều chất độc tập trung hết vào gan.

Vì thế, khi ăn gan lợn phải chế biến thật kỹ, tuyệt đối không ăn gan chưa chín, còn tái hoặc chưa qua chế biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Khi chế biến gan cần ngâm trong nước muối 10 phút đến nửa giờ đồng hồ để gan phân hủy hết chất độc. Nhiều người còn ngâm gan trong sữa tươi để gan hết mùi hôi, trở nên thơm ngon hơn.

Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín hẳn mới được ăn. Nếu gan không được nấu chín thì các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan sẽ không bị giết chết và vẫn còn khả năng gây bệnh.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/5-nhom-nguoi-tuyet-oi-khong-nen-an-gan-lon-e-bao-ve-suc-khoe-a414025.html

sức khỏe nội tạng

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao