Công dụng rất quý của quả trứng nhiều người đang bỏ phí

Nhiều người cho rằng ăn trứng có nhiều Cholesterol không có lợi cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ mãu. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng ăn trứng giảm nguy cơ mắc tim mạch.

Bỏ trứng vì mỡ máu

Bà Nguyễn Thị Hoa trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết bà đi khám sức khỏe bác sĩ phát hiện mỡ máu và cao huyết áp. Bà phải ăn kiêng các loại thực phẩm giàu chất béo trong đó có trứng.

Hai năm nay bữa cơm của gia đình bà Hoa bỏ hẳn món trứng chiên, canh trứng hay trứng luộc. Khi nào các con thích bà chỉ làm một ít còn vợ chồng bà ăn kiêng vì sợ mỡ máu, cao huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch.

Nhiều khi người thân ở quê lên chơi biếu trứng gà, bà nhận nhưng rồi lại đem cho người khác vì nghĩ trứng nhiều chất. Một vài món nem, chả bắt buộc phải cho trứng, bà cũng dùng rất ít.

Tuy nhiên, bệnh mỡ máu và cao huyết áp vẫn không cải thiện. Đi kiểm tra sức khỏe lần nào bác sĩ cũng cảnh báo mỡ máu cao.

Chồng của bà Hoa cũng tương tự. Ông sợ ăn trứng và các loại thịt màu đỏ giàu protein vì sợ chất béo, chất đạm của thực phẩm đó. Mặc dù ăn kiêng nhưng ông vẫn khốn khổ vì quá béo. Lần nào đi kiểm tra mỡ máu cũng cao trên 7 mmol/l.

Tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội rất nhiều người cho rằng khi bị mỡ máu, tim mạch không nên ăn trứng đặc biệt là lòng đỏ thmậ chí không ít bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân không nên ăn sản phẩm này hoặc ăn rất ít.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quân - Bệnh viện Bạch Mai cho biết quan điểm "bị mỡ máu bị mỡ máu cao, tăng cholesterol… nên tránh ăn trứng, nếu ăn chỉ ăn lòng trắng, tránh ăn lòng đỏ”, là quan điểm chưa thật đúng của nhiều người.

Ăn nhiều trứng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cholesterol thấy nhiều ở màng các tế bào trong cơ thể, giúp cho màng các tế bào được mềm mại, ổn định. Cholesterol là một thành phần của mật tiết ra từ các tế bào gan, giúp tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột.

Đồng thời, nó cũng giúp cho việc hấp thụ các sinh tố như A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của sinh tố D, của nhiều chất nội tiết quan trọng, kể cả các chất nội tiết nam nữ như testosterone, estrogen, progesterone.

Phần lớn Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày từ trong cơ thể, phần nhỏ hơn là hấp thụ từ thực phẩm ăn vào. Có hai loại Cholesterol xấu và tốt. Loại xấu là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường.

Theo thạc sĩ Quân ăn trứng rất tốt vì trong lòng đỏ trứng có chứa nhiều cholesterol khoảng 180 mg chiếm khoảng 60% nhu cầu cholesterol của cơ thể. Cholesterol trong máu tăng cao có thể gây tác động không tốt tới sức khỏe của bạn.

Nhưng cơ thể cũng cần cholesterol để tham gia sản xuất tế bào và các kích thích tố (hormone). Mọi người thường nói ăn trứng thì nhu cầu tình dục tăng cao chính vì cholesterol trong trứng là nguyên liệu sản xuất kích thích tố sinh dục như testosterone, estrogen…

Trong cơ thể con người gan chính là cơ quan sản xuất ra cholesterol. Thông thường tổng lượng cholesterol trong cơ thể không đổi. Khi ta ăn trứng, gan sẽ tự động giảm sản xuất cholesterol.

Khi ăn nhiều trứng,  cholesterol tốt tăng rất cao, trong khi  cholesterol xấu hầu như không tăng hoặc tăng rất ít, thành phần Omega 3 trong trứng có thể làm giảm triglycerid.

Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong trứng như Lutein và Zeaxanthine tăng rất cao. Đặc biệt trứng còn làm thay đổi cấu trúc phân tử Cholesterol xấu từ kích thước nhỏ và vừa (hại nhiều) sang kích thước lớn ít có hại hơn cho các bệnh lý tim mạch.

Để đánh giá một loại thực phẩm nào có hại, bác sĩ Quân cho biết không chỉ dựa vào lý thuyết mà quan trọng hơn phải dựa vào các nghiên cứu khoa học. Có nhiều loại nghiên cứu có các mức độ chính xác khác nhau.

Trong đó các nghiên cứu có nhóm đối chứng (nhóm ăn trứng và nhóm không ăn trứng) là khách quan hơn cả. Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu kiểu này để đánh giá nguy cơ của trứng với bệnh lý mỡ máu, tim mạch và tiểu đường.

Một số nghiên cứu quan sát (ít khách quan hơn) cho rằng trứng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch và gây tăng nhẹ nguy cơ tới bệnh tiểu đường.

Theo Soha/ trí thức trẻ


Tin tức mới nhất