Xương bào thai được lấy ra khỏi bụng sau 36 năm

Các thầy thuốc nhận thấy đây là trường hợp xương bào thai của thai phụ mang thai ngoài tử cung tồn tại lâu nhất trong lịch sử.

Bà Sharda (60 tuổi, sống ở bang Madhya Pradesh) đã đến khám ở Bệnh viện Lata Mangeshkar (Ấn Độ) vì đau bụng dai dẳng lâu ngày. Qua kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm và quét cắt lớp vi tính, các bác sĩ nhìn thấy một hình khối ở bên phải bụng dưới và họ đã nghi ngờ là khối u ung thư. Tuy nhiên, kết quả hình ảnh chụp cộng hưởng từ sau đó cho thấy đó là bộ xương của đứa bé chưa sinh được bao bọc bằng một khối vật liệu vôi hóa đã chết lưu nằm trong bụng bà đã nhiều năm.
 

Bộ xương được lấy ra khỏi bụng bà Sharda đã được các nhà giải phẫu sắp xếp.
 
Các thầy thuốc nhận thấy đây là trường hợp xương bào thai của thai phụmang thai ngoài tử cung tồn tại lâu nhất trong lịch sử - từ năm 1978 lúc bà Sharda mới 24 tuổi. Nhóm phẫu thuật viên đã lấy từ trong bụng bà ra bộ xương trẻ em được bao bọc một túi vôi nằm giữa tử cung, ruột, bàng quang và chèn ép các cơ quan này trong nhiều năm qua. Sau 5 ngày phẫu thuật, sức khỏe của bà Sharda đã ổn định và được xuất viện.

Theo Pháp Luật & Đời Sống

Tin tức mới nhất